17/12/2014
Trường Mầm non Thuận Phú
BỆNH VIÊM HỌNG Ở TRẺ EM
Bệnh viêm họng ở trẻ em
Viêm họng là gì?
Viêm họng là tình trạng
viêm cấp niêm mạc hầu.
Có 3 loại viêm họng: viêm họng trắng, viêm họng đỏ và viêm họng loét (rất hiếm
gặp). Trong tất cả các trường hợp, người bệnh đều cảm thấy đau rát họng, gặp
khó khăn khi nuốt, sốt và thường xuyên nhức đầu. Ngoài ra, viêm họng còn đi kèm
với một vài triệu chứng như cảm lạnh, buồn nôn, đau mình mẩy, sưng amiđan và
nổi hạch ở cổ…
Có nhiều nguyên nhân
gây viêm họng nhưng phần lớn là do các loại vi rút (80%), còn lại là do vi khuẩn
(chủ yếu liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A Streptococcus – thủ phạm gây nên những
biến chứng nghiêm trọng về tim, khớp và thận) và các yếu tố nguy cơ như thay
đổi thời tiết, khói bụi, rượu, hoá chất…
Có biện pháp phòng và điều
trị riêng cho trẻ em không?
- Vệ sinh họng, răng, miệng cho con em mình hàng ngày bằng cách
đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng.
- Cần đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh khói bụi, tránh
cho trẻ đến những nơi môi trường bị ô nhiễm.
- Tránh cho trẻ uống nước quá lạnh hoặc quá nóng hay có thói quen
ngậm kẹo hay ăn kem. Với phòng ngủ, cần thoáng mát nhưng không được có gió lùa,
nếu có điều hòa nhiệt độ thì nên giữ ở mức nhiệt độ mát mẻ dễ chịu, khoảng
28oC.
- Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, hoạt động thể chất, đánh
răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay trước khi ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh.
- Khi trẻ mắc bệnh về răng, miệng, xoang, mũi… cần điều trị dứt
điểm, tránh để mầm bệnh tồn tại và lây lan gây viêm họng.
- Khi viêm họng có chỉ định điều trị, cần thực hiện nghiêm túc,
uống thuốc theo toa, đúng phác đồ kháng sinh được kê toa.
- Cần cho trẻ uống đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian, không được
tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị vì điều trị không đúng sẽ để lại tình
trạng kháng thuốc, làm cho điều trị sau này gặp nhiều khó khăn.
Điều trị viêm họng như thế
nào?
Phần lớn viêm họng được
điều trị bằng các loại kháng sinh, hạ sốt và giảm đau kết hợp với thuốc khử
trùng họng.
Nếu bác sĩ kê kháng
sinh thì người bệnh nhất thiết phải tuân thủ theo. Và ngay cả khi những triệu
chứng của bệnh đã dứt bạn cũng không nên dừng thuốc mà hãy tiếp tục uống một
thời gian nữa nhằm tạo ra kháng khuẩn chống tái phát bệnh.
Phòng tránh lây nhiễm viêm
họng như thế nào?
Nhiều người lầm tưởng
rằng, viêm họng là bệnh không lây. Song trên thực tế, nó là bệnh lây lan qua
tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu ai đó xung quanh bạn đang bị viêm họng
thì cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với họ và rửa tay thường xuyên.
Nếu bị viêm họng, bạn
cũng nên rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn khi bạn dùng
tay che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.