Một trong những khó khăn trong việc nuôi
dạy con cái là khi chúng ta biết rằng con em của chúng ta đang nói dối. Bất kể
một đứa trẻ dù lớn dù nhỏ đều có khả năng tạo lập cho mình thói quen nói dối.
Một trong những khó khăn trong việc nuôi
dạy con cái là khi chúng ta biết rằng con em của chúng ta đang nói dối. Bất kể
một đứa trẻ dù lớn dù nhỏ đều có khả năng tạo lập cho mình thói quen nói dối.
Điều này đôi khi khiến các bậc cha mẹ
nghĩ rằng con mình thật là bất trị. Đây cũng là một trong những thách thức lớn
nhất đối với các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái. Dưới đây là một số
cách tốt nhất để dạy một đứa trẻ không nói dối.
1. Ngừng
đặt câu hỏi nếu đã biết câu trả lời của con
Bạn
đã yêu cầu con của bạn dọn gọn gang căn phòng của trẻ và bạn cũng rất biết chắc
rằng con mình đã không làm điều đó. Khi đó cha mẹ thường có xu hướng đặt câu
hỏi cho con: "Con đã hoàn thành việc dọn dẹp phòng mình chưa?". Và
chắc chắn rằng với thái độ gay gắt của cha mẹ, con sẽ nói dối. Do đó thay vì
đặt câu hỏi khi biết con chưa thực hiện điều gì đó, cha mẹ hãy nói: "Con
hãy dọn phòng để khi mẹ trông thấy, nó không còn bừa bộn thế này".
2. Hãy
cho rằng một lời nói dối sẽ làm tổn thương người
Đây
là trách nhiệm của cha mẹ khi nuôi dạy con cái. Cha mẹ hãy nói với con rằng con
sẽ làm tổn thương một ai đó khi con nói dối. Hãy kể cho con nghe một câu chuyện
nào đó có nội dung xoay việc quanh ảnh hưởng xấu khi lừa dối người khác để con
tự cảm nhận như thế nào xấu, từ đó trẻ sẽ nhận ra rằng nói dối sẽ làm tổn
thương người khác và tránh làm điều đó.
3. Tránh
những hình phạt
Bạn
có chắc chắn rằng con bạn sẽ không nói dối chỉ bởi vì bạn sẽ trừng phạt con?
Nếu có thì cố gắng tìm ra một cách tốt hơn để kỷ luật trẻ thay cho hình phạt.
Hãy nói chuyện với con về lý do tại sao nói dối là điều không tốt hoặc mọi
người sẽ đối xử với những người nói dối như thế nào. Từ bài học đó, trẻ sẽ biết
rằng mình không nên nói dối.
4. Có
phần thưởng cho con khi nói sự thật
Nếu
con bạn đã từng nhiều lần nói dối, khi con nói sự cha mẹ hãy khuyến khích con
bằng việc khen thưởng. Phần thưởng không nhất thiết phải là đồ chơi, nó có thể
một đơn giản chỉ là một câu khen ngợi hoặc thốt lên: "Wow, đây là cách cư
xử rất tốt". Điều này chắc chắn sẽ làm cho con cảm thấy tự hào và tiếp tục
làm như vậy về sau.
5. Không
ép buộc con phải thú nhận
Một
sai lầm lớn mà nhiều bậc cha mẹ mắc phải là buộc trẻ em phải thú nhận bằng được
khi phát hiện ra con nói dối. Cha mẹ nên biết rằng khi bắt ép trẻ làm như vậy,
trẻ có xu hướng nói dối nhiều hơn chứ không phải thú nhận hay nói cho cha mẹ
chính xác những gì đã xảy ra. Cha mẹ chỉ cần nói với con rằng mình biết những
gì đã xảy ra và sẽ chờ đợi, cho con cơ hội để tự nói ra.
6. Cô lập
trẻ
Khi
phát hiện ra con nói dối, cha mẹ hãy lợi dụng mối quan hệ của con hoặc những
lúc con đang chơi với những trẻ khác, hãy gọi con lại ngồi gần bên cạnh và hỏi
con về sự việc và khẳng định với con chỉ khi con nói rõ mọi việc thì mới được
chơi tiếp với các bạn. Chắc chắn khi thấy các bạn vui đùa bên ngoài còn mình
phải ngồi một chỗ vì tội nói dối, con sẽ nhận thấy rằng mình không nên nói dối
trong mọi tình huống nếu không muốn bị cô lập.
7. Hãy là
tấm gương cho con
Điều
này có vẻ là “khắc nghiệt” với các bậc phụ huynh, nhưng sự thật là trẻ học mọi
điều từ phía người lớn. Đôi khi người lớn cứ nghĩ rằng một lời nói dối vô hại
sẽ không vấn đề gì, tuy nhiên chính điều đó lại vô tình tạo cơ hội để trẻ tiếp
nhận, học tập điều đó từ cha mẹ. Bởi trẻ luôn quan sát, theo dõi những hành
động, cử chỉ, lời nói của người lớn và học tập khi chúng thấy “hay ho” và chúng
không nhận thức được rằng điều đó là không nên. Do đó, nếu muốn con không bao
giờ nói dối, cha mẹ hãy là người làm gương cho con.