Có
lẽ ai cũng biết, sữa chua (yaourt) là loại thực phẩm dinh dưỡng cực kì
tốt cho hệ tiêu hóa của tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em.
Sữa
chua ngoài hương vị thơm ngon, dễ ăn, còn có tác dụng tốt đến mức được
khuyên nên là một trong các món ăn dặm đầu tiên của trẻ khi bắt đầu bước
vào độ tuổi này. Việc cho con ăn sữa chua tưởng chừng rất đơn giản, tuy
nhiên, có một số lưu ý rất quan trọng không phải mẹ nào cũng biết.
Lựa chọn loại phù hợp
Sữa
chua là chế phẩm được làm từ sữa bò tươi hoặc sữa bột với các chất lên
men. Protein của sữa sau khi gặp chất chua sẽ hình thành những hạt nhỏ
hơn, khi đi vào dạ dày sẽ làm tăng axit của môi trường này, cũng có
nghĩa là tăng khả năng tiêu hóa và làm cho các vi khuẩn có lợi cho ruột
phát triển mạnh hơn. Vì vậy có thể nói sữa chua có nhiều ưu điểm hơn sữa
thông thường, đặc biệt có tác dụng tốt với trẻ tiêu hóa kém.
Hiện
nay ngoài thị trường có rất nhiều loại sữa chua với mùi vị, mẫu mã,
nguồn gốc... phong phú. Khi chọn sữa chua cho con, các mẹ nên chú ý chọn
loại sữa chua dành riêng cho trẻ em, không nên cho con ăn chung loại
sữa chua thông thường của người lớn, vì cơ thể trẻ em có những nhu cầu
dinh dưỡng rất riêng về chất và lượng cần được đáp ứng để phát triển
toàn diện.
Có
thể tạm chia sữa chua thành 2 loại: Sữa chua béo và sữa chua ít béo.
Tùy vào thể trạng trẻ mà mẹ lựa chọn loại phù hợp với bé nhà mình. Nếu
bé có thể trạng bình thường, nhất là bé dưới 2 tuổi, mẹ nên cho bé dùng
sữa chua béo để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng. Tuy nhiên với
bé có nguy cơ béo phì, sữa chua ít béo (đã tách chất béo đi) là sự lựa
chọn đúng nhất.
Bên
cạnh đó, sữa chua trên thị trường có cả loại làm từ sữa tươi nguyên
chất và loại làm từ sữa bột. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đối với trẻ
nhỏ, các bà mẹ nên chọn những loại sữa chua làm từ sữa tươi 100%, chế
biến theo quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo đúng tiêu chuẩn dinh dưỡng,
vệ sinh, đồng thời bổ sung đầy đủ những lợi khuẩn hữu ích cần thiết.
Một số lưu ý đặc biệt
Tuyệt
đối không được nấu sữa chua, vì khi gặp nhiệt độ cao, sữa sẽ vón cục và
làm cho các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, mất hết tác dụng tăng sức đề
kháng bảo vệ sức khỏe.
Sữa chua
nên bảo quản trong tủ lạnh nhưng không nên cho trẻ ăn khi quá lạnh. Hãy
lấy sữa chua khỏi tủ lạnh từ 15 đến 20 phút trước khi cho trẻ ăn.
Chỉ
nên cho trẻ ăn sữa chua sau bữa ăn vì các vi khuẩn có lợi trong sữa
chua phát triển ở điều kiện nồng độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5. Khi đói,
độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, còn sau khi ăn, dạ dày được co bóp mạnh
nên độ pH có thể tăng lên từ 3 - 5, đây chính là điều kiện lý tưởng cho
các vi khuẩn có lợi hoạt động phát huy tác dụng tối ưu.
Cho trẻ súc miệng ngay sau khi ăn sữa chua vì các vi khuẩn có lợi phát triển mạnh nên cũng dễ làm hỏng men răng của trẻ.
Trên
thị trường hiện nay có nhiều loại sữa chua dạng nước. Những sản phẩm
này không có quá trình lên men như sữa chua và cũng không có tác dụng
bảo vệ sức khỏe như sữa chua.
Không
dùng sữa chua chung với các loại thuốc khác do các chất có trong thuốc
kháng sinh hoặc các thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh có thể tiêu
diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.
Khái
niệm "Sữa chua dành riêng cho trẻ em" đã bắt đầu được quan tâm nhưng
chưa nhiều sản phẩm đáp ứng được nhu cầu này. Các mẹ nên tìm hiểu kỹ
thông tin và nguồn gốc sản phẩm trước khi cho con sử dụng. Hiện nay,
ngoài những sản phẩm nội địa thì trên thị trường đã xuất hiện một số
nhãn hiệu sữa chua nhập khẩu cao cấp và uy tín dành riêng cho trẻ.
Với
sự phát triển từng ngày của trẻ, Canxi cực kì cần thiết để trẻ mau lớn
và phát triển chiều cao tối ưu mà trong mỗi hộp sữa chua 250mg có chứa
tới 370mg Canxi (cao hơn cả trong sữa tươi) nên việc cho trẻ dùng sữa
chua thường xuyên là rất tốt. Ngoài Canxi, sữa chua còn cung cấp thêm
nhiều dưỡng chất khác cần thiết cho trẻ như B2, B12... giúp trẻ tăng
cường sức đề kháng, chống lại các bệnh vặt.
Từ 6 tháng tuổi trở lên, trẻ nên ăn sữa chua mỗi ngày với liều lượng như sau:
- 6 - 8 tháng: 50g/ngày.
- 1 - 2 tuổi: 80g/ngày.
- Trên 2 tuổi: 100g/ngày.